Top 10 lý do nên chuyển đổi từ Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty

Hộ kinh doanh (HKD) và Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế, không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng khoán. Cùng với chủ trương khuyến khích các Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành Công ty thì Nhà nước cũng đã có rất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ kèm theo.

Tuy nhiên, nhiều Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân vẫn không thiết tha với việc chuyển đổi lên mô hình Công ty do e ngại các vấn đề thủ tục và thuế. Trên thực tế, khi chuyển sang mô hình Công ty, Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân sẽ được hưởng nhiều lợi thế.

1. Được đăng ký nhiều ngành nghề có điều kiện

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể hiểu pháp luật không giới hạn ngành nghề kinh doanh của HKD hay HKD được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì HKD không đủ điều kiện để được cấp các giấy phép con về việc thành lập cũng như trong hoạt động của HKD.

Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh vàng, một trong các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh, mua bán đối với vàng miếng, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012:

“Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau […] Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.” 

Theo như trên, không có quy định thành lập chi nhánh đối với HKD và cá nhân, thành viên hộ gia đình đã đăng ký HKD chỉ có thể đăng ký 1 hộ kinh doanh.

Như vậy, có thể thấy loại hình HKD bất lợi hơn so với các mô hình Công ty khi không có quy định cụ thể về các ngành nghề mà HKD không đủ điều kiện kinh doanh cũng như bị giới hạn mềm về loại hình kinh doanh có thể thực hiện.

2. Mô hình quản lý chuyên nghiệp

Cơ cấu tổ chức đối với công ty được quy định chặc chẽ, quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.

Đối với Công ty TNHH: mô hình do cá nhân làm chủ sở hữu: có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Mô hình do tổ chức làm chủ sở hữu có thể tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020).

Đối với Công ty Cổ phần: việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu; Và có thể tổ chức theo một trong hai mô hình sau: (1) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; (2) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. (Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020)

Đối với HKD, DNTN: không có quy định về cơ cấu tổ chức, quản lý.

Như vậy, có thể nhận thấy, đối với quy định của Luật doanh nghiệp mô hình công ty được quy định cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng. Còn đối với HKD và DNTN pháp luật không có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý điều này nghĩa là mô hình tổ chức của 2 loại hình này là tự xây dựng và có thể dẫn đến tổ chức không chặc chẽ, linh hoạt.

3. Có thể thuê mướn nhiều lao động

Trước đây theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP tại Điều 66 Hộ kinh doanh Bị giới hạn số lượng lao động không quá 10 người. Hiện nay Nghị định 01/2021/NĐ-CP không có quy định về số lượng tuy nhiên theo thực tế khi đến cơ quan có thẩm quyền số lượng trên 10 lao động thì cơ quan thẩm quyền khuyến khích đổi mô hình kinh doanh.

Theo quy định hiện nay thì loại hình DNTN hay Công ty TNHH, Công ty Hợp danh, Công ty Cổ phần đều không có quy định giới hạn số lượng lao động.

Như vậy, hiện nay các loại hình kinh doanh đều không có quy định về số lượng lao động tối đa nhưng đối với mô hình HKD hay DNTN với cơ cấu tổ chức không được quy định như đã nêu ở lý do 2 vì vậy việc tổ chức quản lý quá nhiều lao động có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành không được thuận lợi, nhịp nhàng.

4. Có tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như Công ty TNHH, Công ty Hợp danh hay Công ty Cổ phần. Tư cách pháp nhân rất quan trọng vì doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được quyền nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật và có thể có tài sản độc lập.

Đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng của Công ty với HKD, DNTN chính vì có tư các pháp nhân mà tài sản của công ty độc lập với tài sản của thành viên công ty, các thành viên công ty có trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn đã góp hoặc cam kết góp.

Như vậy, loại hình công ty giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư hơn so với loại hình DNTN hay HKD khi thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, cam kết góp. Đồng thời cũng thuận lợi hơn trong việc kinh doanh khi Công ty có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật (nhân danh công ty ký hợp đồng với đối tác,…)

5. Nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân (khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020) và không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh và đồng thời không được là chủ doanh nhiệp tư nhân (khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Trong khi đó, cá nhân là thành viên công ty được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Như vậy, loại hình công ty mang đến nhiều cơ hội mở rộng, đầu tư kinh doanh hơn do với DNTN hay HKD.

6. Có thể huy động nhiều nhà đầu tư

Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán như các loại chứng khoán. Trong khi đó công ty TNHH được phát hành trái phiếu, công ty hợp danh không được phát hành trái phiếu, công ty cổ phần được phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Như vậy, việc huy động vốn chỉ có ở mô hình công ty là dễ dàng thực hiện, còn ở doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh thì việc quy động vốn là rất khó. Công ty tùy vào loại hình công ty có thể phát hành chứng khoán còn đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân thì phát hành chứng khoán luật không cho phép phát hành nên gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư.

7. Cơ chế quản lý thuế minh bạch

Đóng thuế Hộ kinh doanh sẽ dễ dàng hơn ít loại thuế hơn so với Doanh nghiệp tư nhân và Công ty. Tuy nhiên trên thực tế luật thuế là luật dùng để điều chỉnh chủ yếu cho doanh nghiệp nên việc đóng thuế đối vớicông ty phức tập nhưng lại có các quy định rõ ràng và minh bạch trong các khoản thu thuế nên việc đóng thuế của công tuy sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, vì không có các quy định quá rõ ràng cho hộ kinh doanh về kê khai thuê như loại hình công ty, nên một số trường hợp không chứng minh được hóa đơn mua bán, đầu ra đầu vào khiến cho việc giải trình với cơ quan thuế trở nên khó khăn hơn.

Như vậy, nói việc đóng thuế của công ty phức tạp nhưng luật thuế đã có quy định rõ ràng, chi tiết nên việc đóng thuế của công ty không còn gì quá  khó.

8. Chịu trách nhiệm hữu hạn

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn toàn bộ tài sản của chủ sở hữu. Trong khi đó, một số loại hình công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn là chỉ chịu trên việc người đó góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình.

Như vậy, so với hộ kinh doanh thì trách nhiệm của công không phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản của chủ sở hữu. Việc chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty sẽ ít rủi ro hơn so với hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

9. Nhà nước có nhiều cơ chế khuyến khích chuyển đổi

Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 Hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ, vừa thì được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước khi chuyển đổi loại hình:

– Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

– Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu;

– Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

– Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

– Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

– Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, qua những phân tích về ưu đã mà nhà nước dành cho hộ kinh doanh là nhiều và có những sách phù hợp để hộ kinh doanh chuyển đổi loại hình kinh doanh.

10. Uy tín hơn trong mắt đối tác

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và giao dịch của hộ kinh còn hạn chế trong việc mua bán hàng hóa về việc xuất hóa đơn, nếu muốn xuất hóa đơn thì phải liên hệ với cơ quan Thuế mua hóa đơn (thực tế đó chỉ là hóa đơn bán hàng thu thuế trực tiếp) nhiều khách hàng còn lo ngại việc giao dịch với hộ kinh doanh. Trong khi đó công ty lại có tư cách pháp nhân và khi giao dịch với công ty thì được xuất hóa đơn tạo sự uy tín với  khách hàng.

Như vậy, việc hộ kinh doanh không xuất được hóa đơn cũng là hạn chế trong việc tạo uy tín trong mắt khách hàng, còn công ty thì việc xuất hóa đơn rất dễ dàng có sự chắc chắn trong mắt khách hàng tạo uy tín trong mắt khách hàng sẽ dễ dàng hơn.

Để được ĐẠI LÝ THUẾ HTMA tư vấn chi tiết về dịch vụ
Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 084.86.084.84 – 084.89.084.84
hoặc gửi qua địa chỉ email: dailythue@htma.vn

Đánh giá bài viết:
5/5
error: Content is protected !!