Hợp đồng ủy quyền là gì?

Trên thực tế không phải lúc nào cá nhân, pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng. Việc không tham gia trực tiếp có thể có nhiều lý do khác nhau hoặc khi đã tham gia vào quan hệ hợp đồng nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 

1. Thế nào là hợp đồng ủy quyền?

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền cụ thể như sau:

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Quan hệ ủy quyền có những đặc điểm khác biệt so với một số quan hệ tương tự như quan hệ gia công, dịch vụ. Trong mối quan hệ này, bên làm gia công hoặc dịch vụ nhân danh mình thực hiện công việc vì lợi ích của mình. Mặt khác, trách nhiệm dân sự của hợp đồng dịch vụ, gia công là trách nhiệm của chính bên nhận làm dịch vụ, gia công

2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng uỷ quyền

a) Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ

Bên uỷ quyền có quyền yêu câu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền.

Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba.

b) Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù

Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền nhận thù lao thì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù. Neu bên thực hiện việc uỷ quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc uỷ quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên uỷ quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.

3. Thời hạn ủy quyền

Tại Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền cụ thể như sau:

“Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền

Điều 565 đến 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền và bên ủy quyền như sau:

a) Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền:

(1) Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:

– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

(2) Quyền của bên được ủy quyền:

– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

b) Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền:

(1) Nghĩa vụ của bên ủy quyền:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

(2) Quyền của bên ủy quyền:

– Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

– Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

5. Ủy quyền lại

Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

6. Phân biệt Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền

Tiêu chí
GIẤY ỦY QUYỀN
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Cơ sở pháp lý
Không được ghi nhận trong văn bản pháp lýMục 13 – Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 562- Điều 569)
Khái niệm
Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyềnHợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Chủ thể
Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền
Bản chất pháp lý
Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyềnLà một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên
Ủy quyền lại
Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhBên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định
Hình thức xác lập
Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền
Giá trị pháp lý ràng buộc
Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền.Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)
Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy địnhThời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền
Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

7. Tổng hợp mẫu Hợp đồng ủy quyền

>>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu Hợp đồng ủy quyền

Để được ĐẠI LÝ THUẾ HTMA tư vấn chi tiết về dịch vụ
Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 084.86.084.84 – 084.89.084.84
hoặc gửi qua địa chỉ email: dailythue@htma.vn

Đánh giá bài viết:
5/5

Related Posts

error: Content is protected !!