Tổng quan về Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển cả về thương mại thì việc hợp đồng này được sử dụng thường xuyên là một trong những điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng nắm tường tận về loại hợp đồng này.

1. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Theo điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ

– Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.

– Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù: Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.

– Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ: Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

3. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ

Với một bản hợp đồng, vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hợp đồng. Do đó, các quy định pháp luật thường quy định chặt chẽ về vấn đề này. Tương tự trong hợp đồng dịch vụ, nghĩa vụ của các bên được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015.

a) Bên sử dụng dịch vụ

i/ Quyền

   – Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng; số lượng; thời hạn; địa điểm và thỏa thuận khác.

   – Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

ii/ Nghĩa vụ

   – Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc. Nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

   – Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

b) Bên cung ứng dịch vụ

i/ Quyền

   – Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

   – Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ. Nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ. Nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

   – Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

ii/ Nghĩa vụ

   – Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

   – Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc. Nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.

   – Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.

   – Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin; tài liệu không đầy đủ; phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

   – Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc. Nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

   – Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao; hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

   – Các nghĩa vụ được quy định nhằm để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng được diễn ra nhanh chóng, trung thực và bảo mật. Về phía người sử dụng dịch vụ. Pháp luật còn quy định thêm về nghĩa vụ thanh toán sau khi công việc đã hoàn thành.

5. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dịch vụ

Hậu quả pháp lý của hợp đồng này được quy định cụ thể tại Điều 520 và Điều 521 của Bộ luật dân sự 2015.

a) Trường hợp đơn phương chấm dứt hiệu lực hợp đồng dịch vụ

Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

b) Trường hợp tiếp tục hợp đồng dịch vụ

Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc. Bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.

Đây là hai quy định cụ thể đối với hợp đồng nêu trên. Tuy nhiên, vì bản chất là một hợp đồng dân sự nên vẫn có thể áp dụng các quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng. Tại Tiểu mục 3 – Mục 7 – Chương XV của Bộ luật dân sự 2015.

6. Tổng hợp mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất

>>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu Hợp đồng dịch vụ mới nhất

Để được ĐẠI LÝ THUẾ HTMA tư vấn chi tiết về dịch vụ
Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 084.86.084.84 – 084.89.084.84
hoặc gửi qua địa chỉ email: dailythue@htma.vn

Đánh giá bài viết:
5/5
error: Content is protected !!