So sánh Doanh nghiệp tư nhân và Công ty

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê so sánh vài năm gần đây, số lượng doanh nghiệp được thành lập mới đang gia tăng đáng kể “Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 (159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022) lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160 nghìn doanh nghiệp. Con số này thực sự ấn tượng khi gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022”, điều đó cho thấy nhu cầu thành lập mới doanh nghiệp có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều trong số đó so sánh được sự khác nhau về loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty.

Sau đây là một số so sánh mà chúng tôi đưa ra về loại hình Doanh nghiệp tư nhân và Công ty. 

So sánh theo tiêu chí giữa Doanh nghiệp tư nhân và Công ty

NỘI DUNG
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
CÔNG TY
Tư cách pháp nhân
Không
Chủ sở hữu
Cá nhân
Cá nhân, pháp nhân
Phạm vi trách nhiệm
Vô hạn
Hữu hạn
(trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh)
Số lượng thành viên
1
– 1 thành viên đối với CT TNHH MTV.
– Từ 2 -50 thành viên đối với CT TNHH 2TV trở lên.
– Từ 2 thành viên trở lên đối với CTHD.
– Tối thiểu 3 cổ đông và không giới hạn tối đa.
Phát hành chứng khoán
Không

(trừ công ty hợp danh)
Quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn
Không phải chuyển quyền sở hữu
Phải chuyển quyền sở hữu

Trong đó:

Tư cách pháp nhân: có quyền sở hữu tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Trách nhiệm vô hạn: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Trách nhiệm hữu hạn: chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, cam kết góp vào doanh nghiệp.

So sánh theo mô hình SWAT

NỘI DUNG
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
CÔNG TY
Thuận lợi
– Thủ tục thành lập, giải thể đơn giản ít tốn thời gian và cho phí.
– Dễ quản lý.
– Vốn tự có thấp, tiềm lực kinh tế không cao.
– Có tư cách pháp nhân.
– Khả năng huy động vốn cao.
– Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn.
Khó khăn
– Không có tư cách pháp nhân.
– Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn.
– Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN.
– Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
– Thủ tục thành lập, giải thể tương đối khó khăn.
– Thủ tục quản lý tương đối phức tạp.
Cơ hội
Là cơ hội cho nhà đầu tư kinh doanh với quy mô nhỏ, lẻ. – Đa dạng phương thức kêu gọi vốn.
– Thành viên được phép tham gia góp vốn thành lập các loại hình công ty khác (trừ DNNN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh).
– Có thể phát triển với quy mô vừa và lớn.
Thách thức
Khó mở rộng quy môThách thức khả năng quản trị

Từ những phân tích, so sánh trên chúng tôi đưa ra một số quan điểm sau:

Mô hình doanh nghiệp tư nhân sẽ phù hợp với những cá nhân muốn kinh doanh với quy mô nhỏ, không muốn rắc rối về thủ tục thành lập và quản lý.

Mô hình công ty sẽ phù hợp với những cá nhân có mục tiêu kinh doanh với quy mô vừa và lớn. Đồng thời với mô hình công ty sẽ giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư khi phạm vi trách nhiệm được giới hạn trong phạm vi vốn góp, cam kết góp.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019

Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019

Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015

Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020

Để được ĐẠI LÝ THUẾ HTMA tư vấn chi tiết về dịch vụ
Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 084.86.084.84 – 084.89.084.84
hoặc gửi qua địa chỉ email: dailythue@htma.vn

Đánh giá bài viết:
5/5
error: Content is protected !!