Thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa là một trong những việc cần phải làm đầu tiên khi mở cơ sở kinh doanh thẩm mỹ. Bạn bắt buộc phải hoàn thành hết toàn bộ quy trình, có được giấy phép kinh doanh. Khi ấy mới đảm bảo được quyền lợi của chủ cơ sở. Được pháp luật và Nhà nước bảo vệ cho việc kinh doanh một cách tối đa.
1. Dạy nghề spa gồm những hoạt động nào?
Dạy nghề spa là ngành nghề kinh doanh liên quan đến thẩm mỹ và đào tạo trình độ sơ cấp. Các hoạt động trong một cơ sở đào tạo nghề spa sẽ bao gồm:
+ Thiết kế giáo án, mục tiêu học tập, lựa chọn nội dung dạy học cho học viên. Giáo trình đào tạo phải đầy đủ kiến thức của các ngành nghề spa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và thiết kế hoạt động dạy học trong chương trình đào tạo. Phải ghi rõ khi làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa
+ Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo. Cần thiết kế phòng học lý thuyết, phòng thực hành đảm bảo thoải mái cho học viên (trung bình 4m²/chỗ học).
+ Lên kế hoạch giảng dạy, sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư cho toàn bộ các lớp. Quy định thời gian đào tạo của mỗi khóa học, phân bổ thời gian cho một khóa học, tổ chức lớp học hợp lý.
+ Thiết kế bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập. Lên kế hoạch, thời gian học tập, thi cử và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, đánh giá phù hợp.
+ Quản lý và cập nhật hồ sơ dạy học, hồ sơ học viên.
+ Tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tổ chức các khóa học nâng cao trình độ cho giảng viên.
+ Cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận hành nghề cho học viên sau khi kết thúc khóa học theo quy định pháp luật.
Để thực hiện những hoạt động này, trước hết doanh nghiệp cần hoàn tất thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa. Cần lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với quy mô và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trước khi mở cơ sở.
2. Phân loại các loại hình đăng ký kinh doanh dạy nghề spa
Khi mở cơ sở đào tạo nghề spa, bạn có thể chọn những hình thức đăng ký kinh doanh dạy nghề spa sau:
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty hợp danh
+ Công ty cổ phần
+ Hộ kinh doanh gia đình
2.1. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do duy nhất một cá nhân làm chủ. Chủ doanh nghiệp là người đại diện trong giấy tờ đăng ký theo của Pháp luật. Người này tự chịu trách nhiệm về toàn bộ vốn, tài sản. Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận sau thuế. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê người khác. Tuy nhiên, dù ai quản lý đi chăng nữa, người chủ vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ sở.
Thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa tại doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Đây là hình thức kinh doanh không có tư cách pháp nhân, có chế độ trách nhiệm vô hạn. Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên lại có mức độ rủi ro cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Chứ không chỉ giới hạn bằng số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp.
2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có chia ra một thành viên và hai thành viên trở lên. Trong đó:
– Công ty TNHH một thành viên là do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ. Người này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản và các hoạt động kinh doanh trong công ty. Có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký sẽ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp vào.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp được thành lập từ nhiều thành viên. Các thành viên này có thể là cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân, tối đa 50 thành viên hợp tác làm chủ. Tất cả các thành viên sẽ cùng chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào. Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên.
Loại hình công ty này có tư cách pháp nhân sau khi hoàn thành thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa. Hoạt động cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, ít gây rủi ro cho các doanh nghiệp, nhất là khi phá sản.
2.3. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng quản lý. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín trong ngành nghề kinh doanh. Cùng liên đới chịu trách nhiệm ngang nhau, có quyền quản lý, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Và họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ, hoạt động của công ty.
Ngoài ra, cũng có thể có thêm các thành viên góp vốn để được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định riêng. Những người này không được tham gia quản lý và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Và học chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.
2.4. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Người góp vốn (được gọi là cổ đông) có thể là tổ chức, cá nhân. Cổ đông tối thiểu phải có 3 người và không hạn chế số lượng tối đa. Họ chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào.
Vốn điều lệ công ty là tổng giá trị cổ phần đã bán các loại tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Cổ phần có khả năng chuyển nhượng từ người này sang người kia nên đôi lúc các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của Pháp luật. Chế độ trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro không cao.
2.5. Hộ kinh doanh gia đình
Hộ gia đình là mô hình kinh doanh nhỏ. Do duy nhất một cá nhân là công dân hợp pháp của Việt Nam hoặc đại diện một hộ gia đình đứng tên làm chủ. Hình thức kinh doanh này sẽ chỉ được làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa xin phép đăng ký hoạt động trên một địa điểm cố định duy nhất.
Thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa với hình thức kinh doanh hộ gia đình khá đơn giản, chỉ cần đến cơ quan địa phương. Hoạt động theo hình thức này cũng không có con dấu và không có tư cách pháp nhân. Không được sử dụng quá mười lao động.
Người chủ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp tư nhân. Vì không mang tính chất như những doanh nghiệp, nên không được áp dụng những luật về đăng ký phá sản, giải thể.
3. Làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa cần những điều kiện gì?
Kinh doanh nghề spa, bao gồm cả dịch vụ đào tạo dạy nghề là một trong những loại hình kinh doanh có điều kiện thuộc trình độ sơ cấp. Vì thế cũng cần đầy đủ những điều kiện và giấy tờ chứng minh khả năng hoạt động. Tất cả những điều này đã được quy định đầy đủ trong Luật pháp Việt Nam. Trong đó chia ra làm điều kiện của cơ sở dạy nghề và giấy phép đảm bảo chất lượng dạy nghề của địa điểm đào tạo.
Điều kiện kinh doanh spa dạy nghề
a/ Thời gian hoạt động
Nếu là cơ sở đào tạo nghề có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thời gian hoạt động từ ngày cho phép thành lập không được vượt quá 50 năm. Nếu vượt quá 50 năm phải báo cáo và chờ quyết định từ Thủ tướng Chính phủ.
b/ Điều kiện đào tạo
Để làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa, cơ sở cần có đầy đủ những thiết bị đào tạo tùy theo trình độ và quy mô. Đầy đủ tiện ích phòng học, bao gồm phòng dùng để học lý thuyết và thực hành dùng cho học tập. Đảm bảo trung bình ít nhất 4m2 cho mỗi chỗ học. Giáo trình đào tạo phải theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
c/ Đội ngũ đào tạo
Thầy cô trực tiếp thực hiện việc giảng dạy phải có trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn. Bao gồm nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề theo Luật định. Tỉ lệ học viên trên giáo viên chỉ giới hạn trong tối đa là 25 người.
Cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện trước khi làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa tại cơ quan có thẩm quyền
d/ Kế hoạch tổ chức dạy nghề
Kế hoạch tổ chức dạy nghề cũng cần được đảm bảo, bao gồm thời gian đào tạo tổng và thời gian chi tiết cho mỗi khóa học. Đối tượng học viên phải trong độ tuổi quy định. Việc tổ chức địa điểm đào tạo, cả lớp học lý thuyết và thực hành cần được liệt kê rõ. Bằng cấp cho học viên hoàn thành khóa học phải có giá trị theo pháp luật quy định.
Giấy phép cần có để làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa
Khi đăng ký giấy phép kinh doanh cho cơ sở đào tạo nghề spa, bạn cần có những giấy tờ chứng minh như:
+ Giấy phép, chứng chỉ đào tạo về dạy nghề spa, quản lý kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự trong hoạt động đào tạo nghề.
+ Giấy chứng nhận cơ sở hoạt động đủ tiêu chuẩn theo quy định của Sở Y tế.
+ Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu Phụ lục 3 của Nghị định 143/2016/NĐ-CP);
+ Bản sao những điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động, cơ cấu công ty.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
+ Bản sao Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề.
+ Báo cáo về các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo giấy tờ chứng minh (theo mẫu Phụ lục 5b của Nghị định 143/2016/NĐ-CP)
Bộ hồ sơ thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Hoặc nộp qua đường bưu điện, nộp trực tuyến dịch vụ công theo quy định của Nhà nước.
Đối với hộ kinh doanh gia đình, cần xin giấy phép ở Ủy Ban Nhân Dân cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh. Còn đối với công ty, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện ở Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố.
4. Quy trình làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa theo Luật định
Quy trình đăng ký kinh doanh dạy nghề spa bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Chờ xét duyệt
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Thực hiện những việc sau khi có Giấy phép kinh doanh
Bước 1: Dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng minh cần thiết đã kể trên, đặc biệt là giấy xin phép được hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề spa.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Chờ xét duyệt
Hồ sơ được xét duyệt trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho việc kinh doanh dạy nghề spa của cơ sở.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh sau khi được hoàn thành thủ tục xin giấy phép đào tạo spa. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, trong vòng 5 ngày làm việc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở.
Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ có hiệu lực kể từ ngày được ký. Và không giới hạn thời gian, không hết hiệu lực hoạt động. Trừ khi cơ sở của bạn thuộc các trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định.
Bước 5: Thực hiện những việc sau khi có Giấy phép kinh doanh
Sau khi hoàn tất thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa, bạn còn cần phải thực hiện một số việc trước khi đưa cơ sở vào hoạt động.
– Khắc dấu tròn của doanh nghiệp (nếu là hộ gia đình thì không cần). Sau đó công bố mẫu dấu lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
– Tiến hành khai thuế ban đầu ở chi cục thuế quận, huyện tại nơi đặt trụ sở kinh doanh chính. Xin đặt in hóa đơn GTGT giấy hoặc đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử.
– Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản cho cơ quan có thẩm quyền.
– Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế – nộp thuế điện tử. Xác nhận đăng ký, kích hoạt nộp thuế điện tử và nộp thuế môn bài tại ngân hàng đã đăng ký. Khai lệ phí môn bài – đóng lệ phí môn bài sử dụng chữ ký điện tử.
– Treo bảng hiệu kinh doanh tại trụ sở công ty và đưa cơ sở vào hoạt động.
5. Những lưu ý khi làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa
Cần thực hiện đầy đủ thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa theo đúng quy định của Pháp luật. Lưu ý những vấn đề này để việc đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh dễ dàng hơn.
Lựa chọn mô hình thích hợp
Mô hình kinh doanh đăng ký phải phù hợp với quy mô, nhân sự và kế hoạch hoạt động của công ty.
Đặt tên phù hợp
Tên cơ sở không được quá dài, khó phát âm, gây hiểu nhầm ý nghĩa khi dịch sang tiếng Anh hoặc khi viết tắt. Tên cần cố gắng bao trùm tất cả các lĩnh vực ngành nghề dự tính đăng ký giấy phép.
Vốn điều lệ phải thực tế
Khi làm thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa lưu ý không kê khai góp vốn điều lệ ở mức cao, vượt khả năng. Cũng không kê khai thấp hơn quy mô kinh doanh. Không kê khai góp vốn bằng tài sản kinh doanh dù đang sử dụng chúng phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Điều lệ công ty phải rõ ràng
Cần quy định rõ ràng điều lệ, nội quy, cơ cấu hoạt động của cơ sở kinh doanh. Không được để thành viên ký từng trang trên điều lệ mà phải đóng dấu và lưu trữ đúng cách.
Cần có đầy đủ thủ tục và hồ sơ pháp lý
Cần lưu hồ sơ đăng ký thành lập, hồ sơ thực hiện các thủ tục sau thành lập. Khi có thay đổi cần phải điều chỉnh và lập trữ tại cơ quan có thẩm quyền và nội bộ.